Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Hành trình phục hồi gốm sứ tâm linh bằng hơi thở đương đại

 

Luôn đau đáu tâm nguyện phục hồi lại hoa văn cổ, tạo bước đột phá cho gốm sứ tâm linh đang dần bị quên lãng, sau 3 năm đắm chìm trong từng thớ đất, nữ nghệ nhân Vũ Như Quỳnh đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Hành trình phục hồi gốm sứ tâm linh bằng hơi thở đương đại của nữ nghệ nhân 8x - Ảnh 1Nghệ nhân Vũ Như Quỳnh chăm chút cho từng chi tiết của sản phẩm, làm gốm vừa để tiếp nối truyền thống vừa để thỏa mãn đam mê.

Cũng theo nghệ nhân Vũ Như Quỳnh, vào thời điểm năm 2015 về trước đó thì mọi người chỉ làm ra những sản phẩm gốm 3D đơn giản như đắp hoa hồng lên trên bình. Song, về các mặt hàng đồ gốm phục vụ tâm linh thì chưa từng có ai ứng dụng kỹ thuật này. Chủ yếu các doanh nghiệp đều nhập từ nước ngoài, những mặt hàng mang đậm nét văn hóa Việt là rất ít.

Một bộ gốm sứ tâm linh hoàn chỉnh của Vạn An Lộc
Một bộ gốm sứ tâm linh hoàn chỉnh của Vạn An Lộc

Nghĩ là làm, mình đã bắt đầu bằng ý tưởng phục hồi lại họa tiết hoa văn cổ như hoa mẫu đơn, đào, chim công, rồng chầu mặt nguyệt… bảo tồn nước men rạn ở các bình gốm cổ xưa nhưng mang hơi thở đương đại. Bằng cách đó, Quỳnh vừa có thể giữ gìn được văn hóa, bản sắc gốm Việt mà vẫn đáp ứng được sự khó tính vốn có của thị trường ngày nay.

Thế nhưng, chẳng con đường nào đi đến thành công lại trải sẵn hoa hồng. Ba năm âm thầm thử nghiệm đắp nổi hoa văn cổ trên bình gốm cũng là từng ấy thời gian mình phải đập bỏ hàng nghìn sản phẩm.

Ban đầu Quỳnh gặp rất nhiều khó khăn. Bởi khi làm đắp nổi 3D đòi hỏi kỹ thuật đắp phải tỉ mỉ, khéo léo; phương đất khi kết hợp với họa tiết đắp ở trên sản phẩm lọ, bình phải làm sao để không bị nứt, vỡ; làm thế nào để đạt hiệu quả thẩm mỹ… là những khó khăn mà Quỳnh cần phải nghiên cứu rất kỹ. Ban đầu hỏng rất nhiều, nhưng từ đó mình rút ra được nhiều kinh nghiệm để có thể chỉnh lý sản phẩm sao cho đẹp, đạt giá trị thẩm mỹ cũng như là phù hợp với những tính chất đặc trưng của đồ tâm linh.

Bên cạnh hình dáng và các họa tiết trên sản phẩm thì màu sắc cũng là một yếu tố mà Quỳnh đặc biệt lưu tâm. Quỳnh đã tạo ra các khối sáng- tối đậm nhạt nhằm kích thích hiệu ứng 3D cho thị giác. Trong đó, phải đặc biệt kể đến kỹ thuật vô cùng táo bạo là dát vàng lên hoa văn giúp gốm sứ của Vạn An Lộc tăng thêm giá trị.

Sau muôn vàn khó khăn, Vạn An Lộc khi mới khởi điểm chỉ có 3 người thì đến nay đã có 150 công nhân. Hiện nay, công ty đang có 20 đại lý lớn trên cả nước chuyên cung cấp, phân phối dòng hàng tâm linh mang thương hiệu Vạn An Lộc.

Hành trình phục hồi gốm sứ tâm linh bằng hơi thở đương đại của nữ nghệ nhân 8x - Ảnh 2

    Công ty càng phát triển thì thời gian, công sức Quỳnh phải dành cho xưởng gốm càng nhiều, mình nghĩ, làm sao có thể cân bằng giữa công việc với cuộc sống thường ngày và hoàn thành trọng trách của một người mẹ, người vợ là một điều không hề dễ dàng.

    Cũng đã không ít lần ăn ngủ tại xưởng để có thể chuyên tâm nghiên cứu, thực hiện những dòng sản phẩm mới. Nhưng từ khi có con, chị luôn tự nhủ với bản thân dù bận rộn đến đâu cũng phải dành thời gian chăm sóc, trò chuyện cùng các con.

Cũng giống như những bà mẹ sinh ra từ làng gốm, Quỳnh luôn mong các con có thể tiếp tục giữ lửa nghề, tiếp nối cha ông để giúp Bát Tràng ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, do các bé vẫn còn nhỏ nên mình không đặt quá nặng vấn đề nghề nghiệp mà sẽ sẵn sàng lắng nghe, cùng con phát triển sở thích của riêng mình.

Vũ Như Quỳnh - Nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng

 NGHỆ NHÂN VŨ NHƯ QUỲNH


    Hiện tại Quỳnh được công nhận là một trong hai nữ nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng. Quỳnh luôn muốn tìm tòi con đường đi mới và nâng cao những giá trị truyền thống cho gốm sứ. Với việc sáng lập Công ty TNHH Gốm sứ Vạn An Lộc, Quỳnh mong muốn đẩy mạnh hơn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tới bạn bè năm Châu.

Nguồn cảm hứng và tình yêu với gốm sứ

    Từ nhỏ Quỳnh đã quen với mùi hương của đất sét khi chứng kiến bố mẹ, người thân làm đồ gốm. Nhưng ban đầu, Quỳnh chưa nhận ra tình yêu của mình với gốm sứ. Sau khi tốt nghiệp THPT, Quỳnh đã đăng ký học ngành thiết kế thời trang ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Cho tới 4 năm sau, khi ra trường, Quỳnh mới nghĩ tới việc chuyển nghề, về nối nghiệp gia đình. “Học đại học đã cho mình nhiều kiến thức về mỹ thuật như hình khối, màu sắc, thiết kế sản phẩm… để có thể vận dụng, sáng tạo khi sản xuất gốm”. Quỳnh đã bắt đầu bằng ý tưởng phục hồi lại họa tiết hoa văn cổ của đời xưa bằng cách làm mới lại rồi đưa vào các sản phẩm gốm đương đại. Bằng cách đó, Quỳnh vừa có thể giữ gìn được hoa văn, bản sắc gốm Việt nhưng sản phẩm vẫn đủ độ hiện đại để tồn tại trong đời sống hiện nay.

nghe-nhan-vu-nhu-quynh

    Có thể nói, trong hơn 3 năm gây dựng Vạn An Lộc, Quỳnh đạt được những thành tựu đối với nghề từ chính những câu hỏi, những trăn trở với nghề và những giá trị mong muốn theo đuổi. Vốn liếng vào nghề của Quỳnh là bề dày truyền thống gia đình, là những trải nghiệm tại Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, là sự liều lĩnh và những trải nghiệm hiếm có.

Quá trình xây dựng giá trị truyền thống

    Tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang, từng làm thời trang, từng làm thương mại trong nghề gốm, va vấp nhiều khiến Quỳnh đặt câu hỏi cho chính mình, làm sao để phát triển được những giá trị truyền thống gia đình? Làm sao để làm ra những sản phẩm đẹp hơn. Vốn liếng cho trải nghiệm không chỉ là số tiền đầu tiên mà còn là cả những lần thất bại. Được sự ủng hộ của mẹ, Quỳnh dám trải nghiệm và đi vào một con đường mới – gốm đắp nổi, dát vàng, vẽ vàng, men rạn. Từ những kiến thức thu nhận được từ việc học đại học liên quan đến hình khối, màu sắc, thiết kế sản phẩm, Quỳnh đã mạnh dạn thúc đẩy việc làm các sản phẩm nổi 3D đầu tiên trên sản phẩm, mang lại một luồng gió mới cho các sản phẩm gốm tâm linh phong thủy. Câu hỏi lớn là làm sao vừa cải tiến, vừa hoàn thiện công nghệ vừa đảm bảo yếu tố truyền thông. Quỳnh đã bắt đầu bằng ý tưởng phục hồi lại họa tiết hoa văn cổ, bài men cổ và sử dụng các điển tích cổ. Với nền tảng vững chắc đó, Quỳnh đã sáng tạo ra những thiết kế mới rồi đưa vào các sản phẩm gốm đương đại.

nghe-nhan-vu-nhu-quynh

    Biến khó khăn thành cơ hội, từ thị trường hẹp trở thành thị trường rộng, cơ hội của Quỳnh mở ra khi thị trường đón nhận những sản phẩm đầu tiên nhiệt thành. Với niềm đam mê gốm, đam mê sáng tạo, Vũ Như Quỳnh mong muốn kế thừa các giá trị của truyền thống gia đình và nuôi dưỡng sự sáng tạo cho các thế hệ nghệ nhân mới. Tầm nhìn của Quỳnh là làm sao đưa Vạn An Lộc, đưa gốm sứ Việt Nam vươn ra các quốc gia trên thế giới, nâng tầm gốm Việt Nam trên bản đồ gốm sứ thế giới.

Hành trình phục hồi gốm sứ tâm linh bằng hơi thở đương đại

  Luôn đau đáu tâm nguyện phục hồi lại hoa văn cổ, tạo bước đột phá cho gốm sứ tâm linh đang dần bị quên lãng, sau 3 năm đắm chìm trong từng...