Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Vũ Như Quỳnh - Nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng

 NGHỆ NHÂN VŨ NHƯ QUỲNH


    Hiện tại Quỳnh được công nhận là một trong hai nữ nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng. Quỳnh luôn muốn tìm tòi con đường đi mới và nâng cao những giá trị truyền thống cho gốm sứ. Với việc sáng lập Công ty TNHH Gốm sứ Vạn An Lộc, Quỳnh mong muốn đẩy mạnh hơn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tới bạn bè năm Châu.

Nguồn cảm hứng và tình yêu với gốm sứ

    Từ nhỏ Quỳnh đã quen với mùi hương của đất sét khi chứng kiến bố mẹ, người thân làm đồ gốm. Nhưng ban đầu, Quỳnh chưa nhận ra tình yêu của mình với gốm sứ. Sau khi tốt nghiệp THPT, Quỳnh đã đăng ký học ngành thiết kế thời trang ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Cho tới 4 năm sau, khi ra trường, Quỳnh mới nghĩ tới việc chuyển nghề, về nối nghiệp gia đình. “Học đại học đã cho mình nhiều kiến thức về mỹ thuật như hình khối, màu sắc, thiết kế sản phẩm… để có thể vận dụng, sáng tạo khi sản xuất gốm”. Quỳnh đã bắt đầu bằng ý tưởng phục hồi lại họa tiết hoa văn cổ của đời xưa bằng cách làm mới lại rồi đưa vào các sản phẩm gốm đương đại. Bằng cách đó, Quỳnh vừa có thể giữ gìn được hoa văn, bản sắc gốm Việt nhưng sản phẩm vẫn đủ độ hiện đại để tồn tại trong đời sống hiện nay.

nghe-nhan-vu-nhu-quynh

    Có thể nói, trong hơn 3 năm gây dựng Vạn An Lộc, Quỳnh đạt được những thành tựu đối với nghề từ chính những câu hỏi, những trăn trở với nghề và những giá trị mong muốn theo đuổi. Vốn liếng vào nghề của Quỳnh là bề dày truyền thống gia đình, là những trải nghiệm tại Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, là sự liều lĩnh và những trải nghiệm hiếm có.

Quá trình xây dựng giá trị truyền thống

    Tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang, từng làm thời trang, từng làm thương mại trong nghề gốm, va vấp nhiều khiến Quỳnh đặt câu hỏi cho chính mình, làm sao để phát triển được những giá trị truyền thống gia đình? Làm sao để làm ra những sản phẩm đẹp hơn. Vốn liếng cho trải nghiệm không chỉ là số tiền đầu tiên mà còn là cả những lần thất bại. Được sự ủng hộ của mẹ, Quỳnh dám trải nghiệm và đi vào một con đường mới – gốm đắp nổi, dát vàng, vẽ vàng, men rạn. Từ những kiến thức thu nhận được từ việc học đại học liên quan đến hình khối, màu sắc, thiết kế sản phẩm, Quỳnh đã mạnh dạn thúc đẩy việc làm các sản phẩm nổi 3D đầu tiên trên sản phẩm, mang lại một luồng gió mới cho các sản phẩm gốm tâm linh phong thủy. Câu hỏi lớn là làm sao vừa cải tiến, vừa hoàn thiện công nghệ vừa đảm bảo yếu tố truyền thông. Quỳnh đã bắt đầu bằng ý tưởng phục hồi lại họa tiết hoa văn cổ, bài men cổ và sử dụng các điển tích cổ. Với nền tảng vững chắc đó, Quỳnh đã sáng tạo ra những thiết kế mới rồi đưa vào các sản phẩm gốm đương đại.

nghe-nhan-vu-nhu-quynh

    Biến khó khăn thành cơ hội, từ thị trường hẹp trở thành thị trường rộng, cơ hội của Quỳnh mở ra khi thị trường đón nhận những sản phẩm đầu tiên nhiệt thành. Với niềm đam mê gốm, đam mê sáng tạo, Vũ Như Quỳnh mong muốn kế thừa các giá trị của truyền thống gia đình và nuôi dưỡng sự sáng tạo cho các thế hệ nghệ nhân mới. Tầm nhìn của Quỳnh là làm sao đưa Vạn An Lộc, đưa gốm sứ Việt Nam vươn ra các quốc gia trên thế giới, nâng tầm gốm Việt Nam trên bản đồ gốm sứ thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hành trình phục hồi gốm sứ tâm linh bằng hơi thở đương đại

  Luôn đau đáu tâm nguyện phục hồi lại hoa văn cổ, tạo bước đột phá cho gốm sứ tâm linh đang dần bị quên lãng, sau 3 năm đắm chìm trong từng...